Site icon BONG99

Mở rộng không gian Giải thưởng Trần Văn Giàu

Mở rộng không gian Giải thưởng Trần Văn Giàu - Ảnh 1.

Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu lần

1. Cuốn sách gồm hai phần chính, phần 1 là vùng Sài Gòn – Gia Định từ sơ khởi đến năm 1859, phần 2 là đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn thời Pháp thuộc (1859 – 1945).

GS-TS Ngô Văn Lệ (Phó chủ tịch thường trực Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu) nói rằng việc tìm được các tác giả còn trẻ như Võ Nguyên Phong (tỉnh Quảng Ngãi) và Cù Thị Dung (TP.HCM) để trao giải là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự kế thừa, tiếp nối.

“Hơn nữa, việc Võ Nguyên Phong từ Quảng Ngãi tham gia nghiên cứu về Nam bộ là một gợi ý thú vị cho việc phối hợp, mở rộng không gian nghiên cứu. Qua đây cũng kêu gọi các nhà nghiên cứu ở khắp nơi, trong nước và ngoài nước, nếu có quan tâm nghiên cứu và có công trình về Nam bộ, thì hãy nghĩ về Giải thưởng Trần Văn Giàu. Việc tham gia giải thưởng cũng là một cách chia sẻ nghiên cứu đến với nhiều đồng nghiệp khác” – ông Ngô Văn Lệ nói.

Nhận xét về tác phẩm Đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ, diễn văn trao giải có đoạn: “Đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc; cung cấp nhiều tài liệu có giá trị tham khảo cao – nhất là nguồn tài liệu lưu trữ – cho tất cả những ai quan tâm đến việc thu thập tri thức và thông tin đáng tin cậy về lịch sử vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1945, nhất là thời Pháp thuộc”.

Đại diện nhận giải, Cù Thị Dung phát biểu: “Với những người nghiên cứu không chuyên như chúng tôi, ấn phẩm là kết quả của một quá trình chuẩn bị và nghiên cứu trong một thời gian dài. Ngoài việc thừa hưởng một khối lượng tri thức đồ sộ đã công bố về Sài Gòn – Chợ Lớn từ các thế hệ và nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi còn tiếp cận và xử lý một khối tài liệu lưu trữ lớn hiện đang bảo quản tại các trung tâm lưu trữ, đặc biệt là Trung tâm Lưu trữ quốc gia II”.

“Một số vấn đề còn mới trong chuyên khảo mà chúng tôi đã thực hiện, chỉ là những mảnh ghép ban đầu cho một đô thị hàng đầu Nam bộ. Bản thân Sài Gòn – Chợ Lớn và rộng hơn là Nam bộ, luôn ẩn chứa các giá trị lịch sử và cần sự chung tay của các thế hệ để viết nên những tư liệu này”.

Võ Nguyên Phong thì cho biết: “Trong khuôn khổ công trình nghiên cứu của mình, bên cạnh việc thừa hưởng một khối tài liệu tham khảo khá phong phú của các tác giả cùng thời, chúng tôi đã sử dụng khá nhiều tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ trong và ngoài nước, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng”.

2. Thời gian qua, Giải thưởng Trần Văn Giàu đã chủ động gặp gỡ, làm việc với các cơ quan nghiên cứu và Hội Khoa học lịch sử các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương… để quảng bá về giải thưởng và tiếp nhận các tác phẩm, tác giả có triển vọng đăng ký xét giải.

Đại diện Giải thưởng Trần Văn Giàu, tiến sĩ Lê Hữu Phước, nói rằng việc quảng bá, tiếp thị để giải thưởng thu hút được nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học, đặc biệt giới nghiên cứu trẻ là công việc thiết yếu, nhưng không dễ thực hiện. Bởi từ việc gặp gỡ, trao đổi đến thuyết phục nghiên cứu có thành tựu và tham gia giải thưởng là cả một chẳng đường dài, rất khó khăn, nhiều nhà khoa học còn có tâm lý không mấy quan tâm đến giải thưởng.

“Sau 12 kỳ, giải vẫn vắng bóng các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng – tôn giáo – tín ngưỡng trên địa bàn Nam bộ và cực Nam Trung bộ, nên giải thưởng chưa thể có được sự đầy đặn cần thiết. Trong khi đây là mảng đề tài rất quan trọng và rất phong phú của vùng văn hóa này, thiếu công trình tương xứng quả là điều đáng tiếc” – ông Lê Hữu Phước khẳng định.

Hơn 22 năm qua, Giải thưởng Trần Văn Giàu đã xét chọn và trao tặng 12 giải thưởng cho các tác phẩm: Nguyễn Tri Phương (năm 2003), Ruộng đất và địa bạ triều Nguyễn (2005), Lịch sử Nam bộ kháng chiến chống Pháp (2006), Những di tích khảo cổ học thời văn hóa Óc Eo – hậu Óc Eo ở An Giang (2009), Lịch sử Nam bộ kháng chiến chống Mỹ (năm 2010), Lịch sử Tây Nam bộ kháng chiến (2011), Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam bộ (2015), Vùng đất Nam bộ – Quá trình hình thành và phát triển (2017), Khảo cổ học Nam bộ thời tiền sử, sơ sử (2019), Vùng đất Nam bộ (2020), Gia Định – Sài Gòn – TP.HCM – Dặm dài lịch sử (1698-2020) (2023), Đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ (2024).

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ